Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Triết Lý Cá Nhân trong Kinh Doanh


"Chớ mang ách chung với Kẻ Chẳng Tin."

1. SSOO

SSOO là một cổ đông tại một công ty tư nhân.
Công việc rất tốt, doanh thu khá.
Nhưng trong anh không có sự thỏa lòng.

Tôi hỏi anh "Tại sao anh lại mang ách chung với Kẻ Chẳng Tin?".
Anh cứ nghĩ tôi hỏi anh về tôn giáo.

Triết Lý của anh là:
- Làm từ thiện.
- Mang đến thu nhập tương xứng để người nhân viên có cuộc sống thoải mái.
- Nâng đỡ những người trẻ.
- Làm tốt những điều trên, lợi nhuận sẽ tự đến.

Đó cũng chính là Triết Lý chung của các cộng sự anh.
Nhưng Triết Lý thật sự qua hành động của họ thì không phải như vậy:
- Trả chi phí cho người lao động thấp nhất có thể để tối đa hóa lợi nhuận.

Anh tách ra làm với những cộng sự khác.
Những cộng sự mới của anh tuyên bố ủng hộ và cũng đã có những hành động nhất định để hỗ trợ anh làm 'từ thiện'.
Được sự tư vấn của một chuyên gia nước ngoài, anh trao hết những công việc còn lại cho cộng sự để mình chuyên tâm vào làm từ thiện và việc chuyên môn.

2. Triết Lý của từng Cá Nhân trong Kinh Doanh

Xác định được Triết Lý của bản thân và làm theo Triết Lý đó giúp Cá Nhân cảm thấy thỏa lòng trong công việc.
Tuy nhiên, trong cùng một tổ chức, vấn đề không đơn giản như vậy.
Ở câu chuyện của anh SSOO, ta có thể thấy về ngoài mặt (ngôn từ), Triết Lý của anh và các cộng sự là tương đồng.
Tuy nhiên trong thực tế, Triết Lý giữa anh và các cộng sự không giống nhau.

Ở bất kỳ một tổ chức nào, thông thường Triết Lý của Cá Nhân 'chi phối' là Triết Lý chủ đạo của tổ chức.
Tuy nhiên, luôn luôn tồn tại những Triết Lý khác của các thành viên.
Khi các Triết Lý này ngày càng trở nên mâu thuẫn, việc vận hành của tổ chức sẽ gặp trở ngại.
Mâu thuẫn Triết Lý có thể dẫn đến việc các thành viên luôn trong tình trạng tìm cách thoát ly khỏi tổ chức.

3. Kẻ Chẳng Tin

Kẻ Chẳng Tin là kẻ không tin vào những gì bạn tin.
Các cộng sự của SSOO đã không tin rằng 'Làm tốt những điều trên, lợi nhuận sẽ tự đến.'
Việc trao hết những công việc còn lại cho cộng sự là một quyết định đúng về mặt quản trị nhưng cũng đã để lại một sơ hở về sau cho SSOO.
Vấn đề là: 'tuyên bố ủng hộ nhưng còn hành động thì sao?'
Nếu không khéo, SSOO sẽ lập lại sai lầm của chính mình.
Sự không thỏa lòng rất có thể sẽ tái diễn.

Trong một tổ chức, việc nhận ra Triết Lý của nhau vừa khó mà vừa dễ.
Khó là khi bạn nhìn Triết Lý là điều gì đó cao siêu.
Dễ là khi bạn nhìn Triết Lý là tư tưởng thể hiện qua hành động.

Ở nhà kia, người ta mời nước ngọt những người mà 'bánh ít đi thì bánh quy có thể trở lại'.
Và họ mời nước lọc những người mà họ 'nghĩ' không có gì đem đến cho họ.
Không khó để nhận ra một trong số những Triết Lý của chủ nhà.

Là nhà quản trị, đừng nên chọn Kẻ Chẳng Tin vào Triết Lý của mình.

Vũ Nhất Phong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét