Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Kiểm Duyệt Đông Tây và Bụi Đời Chợ Lớn




1. Vì con người

a. Tây

Ngành công nghiệp sex là hợp pháp ở các quốc gia phương Tây.
Tuy nhiên, yếu tố Hiếp Dâm (Rape) là yếu tố bị nghiêm cấm ở các nước này, đặc biệt là các quốc gia chuyên sản xuất film khiêu dâm.
(Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Rape_pornography)

Yếu tố được xét đến là sự khủng hoảng của các nạn nhân bị cưỡng bức khi lo sợ film sẽ bị phát tán trên internet cũng như những tác động xấu đến hành vi con người khi xem film ảnh.
Điển hình là Mark Bridger và Stuart Hazell (Vương quốc Anh) chỉ bắt đầu nảy sinh động cơ hiếp dâm trẻ em sau khi xem những hình ảnh loại này.
(Nguồn: http://www.guardian.co.uk/uk/2013/may/30/mark-bridger-guilty-april-jones-murder)

Điều này dẫn đến việc ở Vương Quốc Anh, chỉ cần tìm kiếm trên mạng và xem film ảnh thể loại này từ tháng 06/2013 cũng sẽ trở thành một loại tội phạm, dù chưa nói sẽ phạt như thế nào.
(Nguồn: http://www.mirror.co.uk/news/uk-news/looking-rape-porn-become-new-2073954)

Đây vẫn đang là cuộc vận động, hay nói khác hơn là cuộc chiến ở Anh với những cuộc vận động (điển hình như Daily Mail) thông qua giới phụ huynh lo sợ "khiêu dâm trên mạng đang biến trẻ em trở thành những kẻ tấn công tình dục".
(Nguồn: http://www.dailymail.co.uk/news/article-2372833/Internet-porn-depicting-rape-BANNED-Cameron-unveils-opt-rule-web-users.html)

Tuy nhiên, có cấm thì sẽ có lách.
Vài năm gần đây, vài trang web xxx phương Tây xóa bỏ từ khóa Rape khỏi site của mình mà thay bằng Force (Cưỡng Bức).

b. Đông

Nhật Bản vô tư sản xuất từ game, film đến ảnh - truyện thể loại Rape.
Không xuất khẩu được sang phương Tây thì họ vẫn cứ bán trong nước.
Không có sự cấm cản, kiểm duyệt.
Họ chỉ kiểm duyệt một thứ: che mờ chỗ nhạy cảm nhất của con người (hàng xuất sang phương Tây thì không cần che).

Việt Nam có một thời cấm film xã hội đen Hong Kong vì nhuốm màu bạo lực.
Nhưng ở thập niên 90, băng lậu, đặc biệt là được lồng tiếng ở Mỹ vẫn tràn lan.
Một trong số những 'tác phẩm đình đám' có thể kể đến là 'Cổ Hoặc Tử' (Người Trong Giang Hồ).
Băng đảng chém giết bất chấp pháp luật, tiền là tất cả...
Cái yếu tố gọi là 'đạo nghĩa' trong film thì quá xáo rỗng và phi nhân văn.
Còn cảnh sát thì bắn chết người xong còn làm kiểu trước phóng viên cứ như vừa lập được điều vĩ đại.
Một bộ phận không nhỏ là fan cuồng của film này.

2. Vì chính trị

a. Tây

Năm 1906, cấm film 'Reenactment of the Massacre at Wounded Knee' vì yếu tố đồng cảm đến người thổ dân châu Mỹ.
(Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_films_banned_in_the_United_States)

b. Đông

Film 'Avatar' (2009) bị cấm chiếu tại Trung Quốc ở dạng 2D (ở Trung Quốc chưa có nhiều rạp 3D) vì lo sợ cổ vũ cho người nông dân nổi dậy chống lại việc cướp đất.
(Nguồn: http://hcm.24h.com.vn/phi-thuong-ky-quac/nhung-luat-cam-kho-do-khap-hanh-tinh-c159a404457.html)

3. Bụi Đời Chợ Lớn

Bị cấm chiếu vì "vi phạm luật điện ảnh; thể hiện nhiều cảnh các băng nhóm xã hội đen “dàn trận” ngang nhiên, chém giết không ghê tay, hỗn loạn bằng dao kiếm, mã tấu… máu me vương khắp nơi mà không hề có sự can thiệp của chính quyền, người dân hay bất kỳ một lực lượng xã hội nào… "
(Nguồn: http://phapluatxahoi.vn/20130712095117100p1004c1030/so-phan-bui-doi-cua-bui-doi-cho-lon-cam-phat-hanh-nhung-van-bui-doi-nho-internet.htm)

Cổ Hoặc Tử (Người Trong Giang Hồ) xem kẻ chém giết là anh hùng.
Còn Bụi Đời Chợ Lớn?
Ngoài cảnh bạo lực (yếu tố can thiệp của chính quyền, người dân có thể bỏ qua vì kể cả film Mỹ cũng làm thế cho film hấp dẫn) thì film có cổ vũ cho lối sống đó, có tác động đến nhận thức của giới trẻ hay không?
Câu trả lời dành cho những ai đã xem film này.

Càng cấm càng muốn xem.
Cái đáng trách là phía quản lý.
Vì chưa kiểm duyệt xong mà film đã được quảng cáo rầm rộ.
Nếu chưa quảng cáo mà đã bị cấm, thì mấy ai biết mà tò mò xem?

Vũ Nhất Phong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét