Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Bà Tưng và Văn Hóa


1. Văn Hóa

Văn Hóa không bao giờ đứng yên mà luôn thay đổi.
Hơn nữa, Văn Hóa và sự cảm nhận Văn Hóa giữa những con người khác nhau trong cùng một xã hội chưa chắc là giống nhau.
Điển hình như Truyện Kiều.
Dưới con mắt của Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng... thì Truyện Kiều chỉ là một dâm thư.
"Đàn ông chớ kể Phan Trần
Đàn bà chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều"
(Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Truy%E1%BB%87n_Ki%E1%BB%81u)

2. Gravure Idol

Danh từ Gravure Idol dùng để chỉ người mẫu nữ Nhật Bản xuất hiện trên các ấn bản tạp chí, băng đĩa dành cho nam giới.
Những người mẫu này thường xuất hiện với trang phục 'mát mẻ' (nhưng hiếm khi 'nude') với những động tác khiêu khích.
Họ thường có những ấn bản dành riêng cho fan hâm mộ.
Rất nhiều Female Japanese Idols (tương tự các Hot Girls trong làng giải trí Việt Nam) đi lên từ Gravure Idols.
(Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Gravure_idol#Gravure_idols)

3. Bà Tưng


Con đường để trở thành Hot Girl quả thật chông gai.
Ngoài nỗi lo sợ bị giành chỗ trong làng giải trí và sự ghen tị, thì cũng xuất hiện những nỗi lo về sự suy đồi Văn Hóa.
Nhưng nhận thức dần thay đổi, Văn Hóa cũng sẽ dần thay đổi.
Hiện nay còn mấy ai đánh giá Truyện Kiều là dâm thư?
Vấn đề là, liệu Bà Tưng có đi quá nhanh so với sự thay đổi Văn Hóa ở Việt Nam hay không?

Ngoài anti-fan, Bà Tưng cũng có lượng fan khá đông đảo.
Chê hay khen thì báo chí cũng đã góp phần giúp Bà Tưng 'nổi tiếng' (hoặc 'tai tiếng' tùy nhận xét).
Mà dù cho đó là 'tai tiếng', thì cũng chưa chắc điều đó là 'xấu' (trái nghĩa với 'tốt') trong PR.

Vũ Nhất Phong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét