Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Bà Tưng


1. Cách Mạng trong Văn Hóa

Ở phương Tây, Cách Mạng Tình Dục chỉ bắt đầu diễn ra vào những năm 1960 - 1980.
Và ở Việt Nam, đã có những ý kiến cho rằng cuộc Cách Mạng này đang diễn ra.
Vào giữa thời điểm Cách Mạng Tình Dục diễn ra tại Mỹ, năm 1971, tỉ lệ người Mỹ đồng ý với việc quan hệ trước hôn nhân đạt ngưỡng 75%.
Cần phải biết trong nền văn hóa Thiên Chúa Giáo thì quan hệ tình dục trước hôn nhân là một điều cấm kỵ tương tự như nét văn hóa đạo đức Á Đông.
Và ở Việt Nam, năm 2008, Bộ Y Tế cho rằng có đến 66.7% nam giới chấp nhận quan hệ  tình dục trước hôn nhân.
Dĩ nhiên, Việt Nam vẫn chưa thể so với phương Tây vì trong 66.7% này, bao nhiêu phần trăm chấp nhận việc vợ của mình đã không còn trinh tiết?
(Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1ch_m%E1%BA%A1ng_t%C3%ACnh_d%E1%BB%A5c
http://en.wikipedia.org/wiki/Sexual_revolution)

Nhưng đâu là nguyên nhân của Cách Mạng Tình Dục?
Một trong số những nguyên nhân có thể kể đến là Phong Trào Vận Động Nữ Quyền (Cách Mạng Nữ Quyền).
Tại Phương Tây, làn sóng thứ nhất diễn ra vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.
Làn sóng thứ hai diễn ra cùng thời điểm với Cách Mạng Tình Dục, 1960 - 1980.
(Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Feminist_movement)

Không kể đến sự nổi loạn hay những yếu tố khác, việc mở rộng Nữ Quyền rõ ràng là một nguyên nhân dẫn đến cuộc Cách Mạng Tình Dục.
Phụ nữ bắt đầu bước ra xã hội, không còn cắm cúi trong nhà.
Những va chạm xã hội, những đòi hỏi bình đẳng với nam giới được hình thành.
"Họ được phép quan hệ với những người phụ nữ họ gặp, tại sao mình lại không?"
Hơn nữa, lứa tuổi lập gia đình ngày càng trễ do phụ nữ bắt đầu đi làm chứ không còn ở trong bếp.
Bản năng quan hệ tình dục ở lứa tuổi còn trẻ dẫn đến những thôi thúc trong những người phụ nữ của thời đại này.
Một khi bức tường Đạo Đức không còn quá quan trọng, tình dục đối với họ trở thành chuyện nhỏ.

2. Đạo Đức và sự thay đổi Văn Hóa

Đạo Đức trong Xã Hội là gì?
Liệu những gì bạn cho là Đạo Đức đó có còn là tiêu chuẩn Đạo Đức trong tương lai?
Ngày nay liệu có còn 'phu xướng phụ tùy', 'tam tòng tứ đức' hay không?
Chắc hẳn không hiếm các bạn nữ bị mẹ mình phàn nàn về cách ăn mặc.
Và 20 năm nữa, khi làm mẹ, chính các cô gái từng bị phàn nàn sẽ phàn nàn cách ăn mặc của con gái họ.

Tại sao không nói 'sự tiến bộ' mà lại dùng 'sự thay đổi' Văn Hóa?
Bởi vì vốn dĩ sự thay đổi văn hóa chưa chắc là tốt hơn.

Thời kỳ phong kiến Việt Nam, Văn Hóa 'phồn thực' không thể nào được chấp nhận ở Văn Hóa Khổng Khâu của người Việt.
Với dân tộc Việt, đó là bộ phận kín, không dùng để phô trương.
Nhưng hiện tại, Văn Hóa 'phồn thực' không còn là điều gì gây đỏ mặt ở cộng đồng dân tộc Việt.
(Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%ADn_ng%C6%B0%E1%BB%A1ng_Vi%E1%BB%87t_Nam#T.C3.ADn_ng.C6.B0.E1.BB.A1ng_ph.E1.BB.93n_th.E1.BB.B1c)

3. Bà Tưng

Như đã so sánh, mình đánh giá cách làm hiện nay của Bà Tưng tương tự một Gravure Idol của Nhật.
http://vunhatphong.blogspot.com/2013/08/ba-tung-va-van-hoa.html

Và dù có khác biệt, thời phong kiến, Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản được xem là 'đồng văn đồng chủng'.
Sự khác nhau hiện tại là do sự thay đổi của Nhật diễn ra trước Việt Nam.

Không cần phải trích dẫn, chỉ cần tìm kiếm thông tin trên mạng sẽ thấy nhiều thông tin về việc đề nghị cấm cũng như lệnh cấm Bà Tưng biểu diễn nghệ thuật.
Giới nghệ sĩ cạnh tranh trực tiếp với Bà Tưng dĩ nhiên cảm thấy sự thu hút của Bà Tưng đang làm mình chìm mất.
Giới phụ huynh, những người lớn tuổi cảm thấy khó chịu và lo sợ con cái họ sẽ bắt chước theo sự suy đồi này (theo cách nhìn của họ).

Còn giới trẻ thì sao?
Không phải đánh đồng tất cả, nhưng đa phần anti-fan của Bà Tưng là giới trẻ nữ, còn fan của Bà Tưng là giới trẻ nam.

Vì sao nam giới thích xem Bà Tưng?
Chỉ có một lý do, đó là sự thưởng ngoạn nét đẹp xác thịt.
Lần đầu tiên mình biết Bà Tưng là đầu năm 2013 (trước khi lùm xùm trên báo chí vài tháng).
Và mình chỉ coi clip nhảy (bài gì đó mình cũng không nhớ tựa) trong đúng 3 giây là tắt.
Bởi vì mình không thích lối nửa nạc nửa mỡ của Gravure Idol.

Vì sao nữ giới không thích xem Bà Tưng?
Có thể nữ giới chưa chấp nhận được nét văn hóa cà giựt này.
Có thể như một người bạn của mình nói, "các bạn nam chắc đang ghen tị với running man lắm đây", nhưng mình không nghĩ các bạn nữ đang ghen tị với Bà Tưng đâu nhỉ?

Vì các bạn không cho Bà Tưng đang thành công như Running Man, nên lẽ dĩ nhiên, lấy lý do gì để ghen tị?
Các bạn đúng với quan điểm về 'sự thành công' của các bạn.
Nhưng với quan điểm của Bà Tưng, đó là 'sự thành công' nếu mục đích cuối cùng của Bà Tưng không đơn thuần chỉ là 'tai tiếng'.

Bà Tưng: "Ước được nhiều đại gia tìm đến và cho thật nhiều tiền"
(Nguồn: http://kenh14.vn/doi-song/ba-tung-luc-moi-len-sai-gon-toi-con-trinh-trang-20130728114134788.chn)

Vũ Nhất Phong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét