Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Bà Tưng


1. Cách Mạng trong Văn Hóa

Ở phương Tây, Cách Mạng Tình Dục chỉ bắt đầu diễn ra vào những năm 1960 - 1980.
Và ở Việt Nam, đã có những ý kiến cho rằng cuộc Cách Mạng này đang diễn ra.
Vào giữa thời điểm Cách Mạng Tình Dục diễn ra tại Mỹ, năm 1971, tỉ lệ người Mỹ đồng ý với việc quan hệ trước hôn nhân đạt ngưỡng 75%.
Cần phải biết trong nền văn hóa Thiên Chúa Giáo thì quan hệ tình dục trước hôn nhân là một điều cấm kỵ tương tự như nét văn hóa đạo đức Á Đông.
Và ở Việt Nam, năm 2008, Bộ Y Tế cho rằng có đến 66.7% nam giới chấp nhận quan hệ  tình dục trước hôn nhân.
Dĩ nhiên, Việt Nam vẫn chưa thể so với phương Tây vì trong 66.7% này, bao nhiêu phần trăm chấp nhận việc vợ của mình đã không còn trinh tiết?
(Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1ch_m%E1%BA%A1ng_t%C3%ACnh_d%E1%BB%A5c
http://en.wikipedia.org/wiki/Sexual_revolution)

Nhưng đâu là nguyên nhân của Cách Mạng Tình Dục?
Một trong số những nguyên nhân có thể kể đến là Phong Trào Vận Động Nữ Quyền (Cách Mạng Nữ Quyền).
Tại Phương Tây, làn sóng thứ nhất diễn ra vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.
Làn sóng thứ hai diễn ra cùng thời điểm với Cách Mạng Tình Dục, 1960 - 1980.
(Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Feminist_movement)

Không kể đến sự nổi loạn hay những yếu tố khác, việc mở rộng Nữ Quyền rõ ràng là một nguyên nhân dẫn đến cuộc Cách Mạng Tình Dục.
Phụ nữ bắt đầu bước ra xã hội, không còn cắm cúi trong nhà.
Những va chạm xã hội, những đòi hỏi bình đẳng với nam giới được hình thành.
"Họ được phép quan hệ với những người phụ nữ họ gặp, tại sao mình lại không?"
Hơn nữa, lứa tuổi lập gia đình ngày càng trễ do phụ nữ bắt đầu đi làm chứ không còn ở trong bếp.
Bản năng quan hệ tình dục ở lứa tuổi còn trẻ dẫn đến những thôi thúc trong những người phụ nữ của thời đại này.
Một khi bức tường Đạo Đức không còn quá quan trọng, tình dục đối với họ trở thành chuyện nhỏ.

2. Đạo Đức và sự thay đổi Văn Hóa

Đạo Đức trong Xã Hội là gì?
Liệu những gì bạn cho là Đạo Đức đó có còn là tiêu chuẩn Đạo Đức trong tương lai?
Ngày nay liệu có còn 'phu xướng phụ tùy', 'tam tòng tứ đức' hay không?
Chắc hẳn không hiếm các bạn nữ bị mẹ mình phàn nàn về cách ăn mặc.
Và 20 năm nữa, khi làm mẹ, chính các cô gái từng bị phàn nàn sẽ phàn nàn cách ăn mặc của con gái họ.

Tại sao không nói 'sự tiến bộ' mà lại dùng 'sự thay đổi' Văn Hóa?
Bởi vì vốn dĩ sự thay đổi văn hóa chưa chắc là tốt hơn.

Thời kỳ phong kiến Việt Nam, Văn Hóa 'phồn thực' không thể nào được chấp nhận ở Văn Hóa Khổng Khâu của người Việt.
Với dân tộc Việt, đó là bộ phận kín, không dùng để phô trương.
Nhưng hiện tại, Văn Hóa 'phồn thực' không còn là điều gì gây đỏ mặt ở cộng đồng dân tộc Việt.
(Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%ADn_ng%C6%B0%E1%BB%A1ng_Vi%E1%BB%87t_Nam#T.C3.ADn_ng.C6.B0.E1.BB.A1ng_ph.E1.BB.93n_th.E1.BB.B1c)

3. Bà Tưng

Như đã so sánh, mình đánh giá cách làm hiện nay của Bà Tưng tương tự một Gravure Idol của Nhật.
http://vunhatphong.blogspot.com/2013/08/ba-tung-va-van-hoa.html

Và dù có khác biệt, thời phong kiến, Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản được xem là 'đồng văn đồng chủng'.
Sự khác nhau hiện tại là do sự thay đổi của Nhật diễn ra trước Việt Nam.

Không cần phải trích dẫn, chỉ cần tìm kiếm thông tin trên mạng sẽ thấy nhiều thông tin về việc đề nghị cấm cũng như lệnh cấm Bà Tưng biểu diễn nghệ thuật.
Giới nghệ sĩ cạnh tranh trực tiếp với Bà Tưng dĩ nhiên cảm thấy sự thu hút của Bà Tưng đang làm mình chìm mất.
Giới phụ huynh, những người lớn tuổi cảm thấy khó chịu và lo sợ con cái họ sẽ bắt chước theo sự suy đồi này (theo cách nhìn của họ).

Còn giới trẻ thì sao?
Không phải đánh đồng tất cả, nhưng đa phần anti-fan của Bà Tưng là giới trẻ nữ, còn fan của Bà Tưng là giới trẻ nam.

Vì sao nam giới thích xem Bà Tưng?
Chỉ có một lý do, đó là sự thưởng ngoạn nét đẹp xác thịt.
Lần đầu tiên mình biết Bà Tưng là đầu năm 2013 (trước khi lùm xùm trên báo chí vài tháng).
Và mình chỉ coi clip nhảy (bài gì đó mình cũng không nhớ tựa) trong đúng 3 giây là tắt.
Bởi vì mình không thích lối nửa nạc nửa mỡ của Gravure Idol.

Vì sao nữ giới không thích xem Bà Tưng?
Có thể nữ giới chưa chấp nhận được nét văn hóa cà giựt này.
Có thể như một người bạn của mình nói, "các bạn nam chắc đang ghen tị với running man lắm đây", nhưng mình không nghĩ các bạn nữ đang ghen tị với Bà Tưng đâu nhỉ?

Vì các bạn không cho Bà Tưng đang thành công như Running Man, nên lẽ dĩ nhiên, lấy lý do gì để ghen tị?
Các bạn đúng với quan điểm về 'sự thành công' của các bạn.
Nhưng với quan điểm của Bà Tưng, đó là 'sự thành công' nếu mục đích cuối cùng của Bà Tưng không đơn thuần chỉ là 'tai tiếng'.

Bà Tưng: "Ước được nhiều đại gia tìm đến và cho thật nhiều tiền"
(Nguồn: http://kenh14.vn/doi-song/ba-tung-luc-moi-len-sai-gon-toi-con-trinh-trang-20130728114134788.chn)

Vũ Nhất Phong

Bà Tưng và Văn Hóa


1. Văn Hóa

Văn Hóa không bao giờ đứng yên mà luôn thay đổi.
Hơn nữa, Văn Hóa và sự cảm nhận Văn Hóa giữa những con người khác nhau trong cùng một xã hội chưa chắc là giống nhau.
Điển hình như Truyện Kiều.
Dưới con mắt của Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng... thì Truyện Kiều chỉ là một dâm thư.
"Đàn ông chớ kể Phan Trần
Đàn bà chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều"
(Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Truy%E1%BB%87n_Ki%E1%BB%81u)

2. Gravure Idol

Danh từ Gravure Idol dùng để chỉ người mẫu nữ Nhật Bản xuất hiện trên các ấn bản tạp chí, băng đĩa dành cho nam giới.
Những người mẫu này thường xuất hiện với trang phục 'mát mẻ' (nhưng hiếm khi 'nude') với những động tác khiêu khích.
Họ thường có những ấn bản dành riêng cho fan hâm mộ.
Rất nhiều Female Japanese Idols (tương tự các Hot Girls trong làng giải trí Việt Nam) đi lên từ Gravure Idols.
(Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Gravure_idol#Gravure_idols)

3. Bà Tưng


Con đường để trở thành Hot Girl quả thật chông gai.
Ngoài nỗi lo sợ bị giành chỗ trong làng giải trí và sự ghen tị, thì cũng xuất hiện những nỗi lo về sự suy đồi Văn Hóa.
Nhưng nhận thức dần thay đổi, Văn Hóa cũng sẽ dần thay đổi.
Hiện nay còn mấy ai đánh giá Truyện Kiều là dâm thư?
Vấn đề là, liệu Bà Tưng có đi quá nhanh so với sự thay đổi Văn Hóa ở Việt Nam hay không?

Ngoài anti-fan, Bà Tưng cũng có lượng fan khá đông đảo.
Chê hay khen thì báo chí cũng đã góp phần giúp Bà Tưng 'nổi tiếng' (hoặc 'tai tiếng' tùy nhận xét).
Mà dù cho đó là 'tai tiếng', thì cũng chưa chắc điều đó là 'xấu' (trái nghĩa với 'tốt') trong PR.

Vũ Nhất Phong

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Dịch 'Anh - Việt' và 'Việt - Anh'



Dịch vụ: dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt và từ tiếng Việt sang tiếng Anh.

Giá: 50k VND cho một trang A4.
(Sau khi nhận văn bản, mình sẽ chỉnh sửa thành font chữ Times New Roman, cỡ 12, cách dòng 1.5 để tính toán cho hợp lý.)

Giao dịch: Chuyển khoản qua tài khoản Đông Á hoặc tài khoản Vietcombank.

Khách hàng nổi bật: CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM (BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI)

Liên hệ: Vũ Nhất Phong
ĐT: 0988892100 hoặc 0942152080
(Nếu mình không thể nghe máy vì bận xin vui lòng gửi tin nhắn)
Email: nhatphong.1988@gmail.com

..............................................................

Service: translate English into Vietnamese and Vietnamese into English.

Price: 50k VNDs for one A4 paper.
(After receiving document(s), I will resize into Times New Roman font, size 12, 1.5 lines spacing for resonable calculation.)

Transaction: Transfer through DongA account or Vietcombank account.

Notable customer: VIETNAM INLAND WATERWAYS ADMINISTRATION (MINISTRY OF TRANSPORT)

Contact: Vũ Nhất Phong
Cell: 0988892100 or 0942152080
(If I couldn't answer phone, please send me a message)
Email: nhatphong.1988@gmail.com

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Triết Lý Cá Nhân trong Kinh Doanh


"Chớ mang ách chung với Kẻ Chẳng Tin."

1. SSOO

SSOO là một cổ đông tại một công ty tư nhân.
Công việc rất tốt, doanh thu khá.
Nhưng trong anh không có sự thỏa lòng.

Tôi hỏi anh "Tại sao anh lại mang ách chung với Kẻ Chẳng Tin?".
Anh cứ nghĩ tôi hỏi anh về tôn giáo.

Triết Lý của anh là:
- Làm từ thiện.
- Mang đến thu nhập tương xứng để người nhân viên có cuộc sống thoải mái.
- Nâng đỡ những người trẻ.
- Làm tốt những điều trên, lợi nhuận sẽ tự đến.

Đó cũng chính là Triết Lý chung của các cộng sự anh.
Nhưng Triết Lý thật sự qua hành động của họ thì không phải như vậy:
- Trả chi phí cho người lao động thấp nhất có thể để tối đa hóa lợi nhuận.

Anh tách ra làm với những cộng sự khác.
Những cộng sự mới của anh tuyên bố ủng hộ và cũng đã có những hành động nhất định để hỗ trợ anh làm 'từ thiện'.
Được sự tư vấn của một chuyên gia nước ngoài, anh trao hết những công việc còn lại cho cộng sự để mình chuyên tâm vào làm từ thiện và việc chuyên môn.

2. Triết Lý của từng Cá Nhân trong Kinh Doanh

Xác định được Triết Lý của bản thân và làm theo Triết Lý đó giúp Cá Nhân cảm thấy thỏa lòng trong công việc.
Tuy nhiên, trong cùng một tổ chức, vấn đề không đơn giản như vậy.
Ở câu chuyện của anh SSOO, ta có thể thấy về ngoài mặt (ngôn từ), Triết Lý của anh và các cộng sự là tương đồng.
Tuy nhiên trong thực tế, Triết Lý giữa anh và các cộng sự không giống nhau.

Ở bất kỳ một tổ chức nào, thông thường Triết Lý của Cá Nhân 'chi phối' là Triết Lý chủ đạo của tổ chức.
Tuy nhiên, luôn luôn tồn tại những Triết Lý khác của các thành viên.
Khi các Triết Lý này ngày càng trở nên mâu thuẫn, việc vận hành của tổ chức sẽ gặp trở ngại.
Mâu thuẫn Triết Lý có thể dẫn đến việc các thành viên luôn trong tình trạng tìm cách thoát ly khỏi tổ chức.

3. Kẻ Chẳng Tin

Kẻ Chẳng Tin là kẻ không tin vào những gì bạn tin.
Các cộng sự của SSOO đã không tin rằng 'Làm tốt những điều trên, lợi nhuận sẽ tự đến.'
Việc trao hết những công việc còn lại cho cộng sự là một quyết định đúng về mặt quản trị nhưng cũng đã để lại một sơ hở về sau cho SSOO.
Vấn đề là: 'tuyên bố ủng hộ nhưng còn hành động thì sao?'
Nếu không khéo, SSOO sẽ lập lại sai lầm của chính mình.
Sự không thỏa lòng rất có thể sẽ tái diễn.

Trong một tổ chức, việc nhận ra Triết Lý của nhau vừa khó mà vừa dễ.
Khó là khi bạn nhìn Triết Lý là điều gì đó cao siêu.
Dễ là khi bạn nhìn Triết Lý là tư tưởng thể hiện qua hành động.

Ở nhà kia, người ta mời nước ngọt những người mà 'bánh ít đi thì bánh quy có thể trở lại'.
Và họ mời nước lọc những người mà họ 'nghĩ' không có gì đem đến cho họ.
Không khó để nhận ra một trong số những Triết Lý của chủ nhà.

Là nhà quản trị, đừng nên chọn Kẻ Chẳng Tin vào Triết Lý của mình.

Vũ Nhất Phong

'Bố Già' Jose Mourinho


1. Mối quan hệ với cầu thủ

Ngày mới về Real Madrid, Jose Mourinho bán Raul và Guti, đưa Iker Casillas và Sergio Ramos lên làm đội trưởng và đội phó.
Bộ đôi này tham gia vào trò tẩy thẻ đình đám của Jose Mourinho tại Champions League.
Sau sự kiện này không có bất kỳ mối bất hòa nào xảy ra.

Có thể nói, về cơ bản Jose Mourinho nhận được sự ủng hộ từ Iker Casillas và Sergio Ramos.
Do đó, dù nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn có từ ai đi chăng nữa thì Jose Mourinho cũng đã thất bại khi để sự ủng hộ của các cầu thủ trở thành sự chống đối.

2. Truyền thông

Alex Ferguson - 'Máy Xấy Tóc' (Hairdryer).
Ronaldo - 'Người Ngoài Hành Tinh' (Alien)
Franck Ribéry - 'Gã Mặt Sẹo' (Scarface)
Filippo Inzaghi - 'Siêu Pippo' (Super Pippo)
...

Giới truyền thông thường đặt biệt danh cho cầu thủ hoặc huấn luyện viên dựa trên tính cách, ngoại hình hoặc thành tích của họ.
Tuy nhiên, chỉ có một người tự đặt biệt danh cho mình mà không đợi người khác đặt.
Đó là Jose Mourinho.

Đến với Chelsea lần đầu, ông gọi mình là 'Người Đặc Biệt' (The Special One).
Ở Real Madrid, ông nâng tầm lên là 'Người Duy Nhất' (The Only One).
Ngày họp báo trở lại Chelsea, ông xưng mình là 'Người Hạnh Phúc' (The Happy One).
Hơn một tháng sau, ông quyết định mình phải là 'Bố Già' (The Godfather).

Người ta tốn nhiều thời gian để tranh cãi cho các biệt danh này.
Đồng ý có, phản đối có.
Nhưng quan trọng là các biệt danh này được lập đi lập lại nhiều lần, dù có lúc mang ý mỉa mai.

Jose Mourinho thành công ở chỗ không để người khác quyết định gọi mình bằng biệt danh gì.
Và thay vì bới móc cá nhân ông để lập biệt danh, thì người ta chỉ dành thời gian để nói về biệt danh do chính ông đặt ra.
Truyền thông bị Jose Mourinho tác động trong mảng này, chứ không tác động đến ông.

Vũ Nhất Phong